Bão Yagi quả thực đã gây ra những thiệt hại đáng kể cho các tỉnh miền Bắc. Và đặc biệt là phơi bày nhiều vấn đề tồn tại ở một số chung cư. Trong đó vấn đề chống thấm là vấn đề nhức nhói của các gia chủ. Vậy làm thế nào để giúp ngôi nhà của bạn được “mạnh khỏe hơn”?Chống chọi được với thiên tai ?
Bài viết dưới đây chia sẻ 9 phương pháp giúp gia đình bạn cải thiện tình trạng thấm dột cho ngôi nhà của mình nhé
Nội dung
1. Sơn chống thấm giải pháp được nhiều gia đình lựa chọn sau bão yagi
Sơn chống thấm là loại sơn đặc biệt có chứa các hợp chất giúp ngăn nước thấm vào các bề mặt như tường, sàn, trần nhà, ban công. Nó tạo ra một lớp màng bảo vệ chống thấm cho bề mặt khi khô.
- Ưu điểm
- Dễ thi công.
- Đem lại thẩm mỹ cao.
- Chi phí phải chăng.
- Nhược điểm:
- Chỉ phù hợp cho các vết nứt nhỏ.
- Độ bền không cao bằng các phương pháp khác.
2. Sika chống thấm
Sika Latex là một loại chất phụ gia đặc biệt, khi trộn vào xi măng hay vữa sẽ giúp tăng cường độ bám dính, chống thấm và độ bền của hỗn hợp.
- Ưu điểm:
- Độ bám dính tốt, khả năng đàn hồi cao.
- Hiệu quả chống thấm tốt, đặc biệt cho những công trình chịu tác động nhiều từ nước.
- Nhược điểm:
- Chi phí cao hơn so với sơn chống thấm.
- Đòi hỏi kỹ thuật thi công cao, cần chuyên môn để đảm bảo hiệu quả.
3. Màng chống thấm tự dính
Màng chống thấm tự dính là một loại vật liệu chống thấm được cấu tạo từ các lớp màng polymer và màng bitum, có khả năng tự dính mà không cần dùng đến keo hoặc nhiệt để liên kết với bề mặt. Đây là một giải pháp chống thấm hiệu quả và tiện lợi, được sử dụng phổ biến trong xây dựng và bảo vệ công trình.
- Ưu điểm: Thi công nhanh chóng, độ bền cao, khả năng chống thấm tuyệt đối.
- Nhược điểm: Chi phí cao, yêu cầu bề mặt thi công phải phẳng và mịn, điều này có thể gây khó khăn trong một số công trình.
4. Nhựa đường
Phương pháp chống thấm bằng nhựa đường (bitum) là một trong những kỹ thuật phổ biến để bảo vệ các công trình xây dựng khỏi sự xâm nhập của nước. Nhựa đường có tính chất chống thấm cao, bền bỉ và được ứng dụng rộng rãi trong nhiều dự án chống thấm như mái nhà, tường, tầng hầm, sân thượng, và các khu vực chịu nước khác
- Ưu điểm: Chi phí thấp, độ bền cao.
- Nhược điểm: Mùi hắc, gây ô nhiễm môi trường, thi công khó, không có thẩm mỹ cao.
5. Phương pháp khò nóng
Phương pháp chống thấm bằng khò nóng hay màng khò nóng là sự kết hợp giữa các Polymer chọn lọc, nhũ tương bitum và các chất phụ gia khác. Được đốt nóng bằng đèn khò để dán chặt vào bề mặt cần chống thấm. Nhầm tăng độ chống thấm cao và kháng tia UV cực tốt.
- Ưu điểm: Độ bám dính cực tốt, chống thấm gần như tuyệt đối.
- Nhược điểm: Yêu cầu kỹ thuật cao và có rủi ro nếu không cẩn thận, chi phí cao.
6. Dung dịch keo chống thấm
Phương pháp chống thấm bằng keo là một trong những kỹ thuật phổ biến được sử dụng để bảo vệ bề mặt khỏi sự thâm nhập của nước và độ ẩm
- Ưu điểm: Dễ thi công, độ bám dính tốt, giá thành rẻ.
- Nhược điểm: Độ bền không cao như các phương pháp khác, chỉ phù hợp cho các vết nứt nhỏ.
7. Chất phụ gia 2 thành phần
Phương pháp chống thấm bằng chất chống thấm 2 thành phần là sự thành phần A là bột xi măng và các chất phụ gia. Thành phần B là dung dịch lỏng có gốc polymer hoặc latex, giúp tăng tính đàn hồi, khả năng chống nứt và khả năng kháng nước.
- Ưu điểm: Tăng cường độ bền của bê tông, hiệu quả chống thấm cao.
- Nhược điểm:Yêu cầu kỹ thuật trộn và thi công chính xác, chi phí cao.
8. Chống thấm thuận
Chống thấm thuận là phương pháp chống thấm được thực hiện từ phía tiếp xúc trực tiếp với nguồn nước, thường áp dụng cho các công trình như bể nước, tường ngoài, hoặc mái nhà.
Sử dụng các chất phụ gia hoặc màng chống thấm để tạo lớp bảo vệ trên bề mặt bê tông tươi hoặc đã hoàn thiện. Khi thi công, chất chống thấm sẽ thẩm thấu hoặc tạo màng, lấp đầy các lỗ rỗng trong bê tông, ngăn nước xâm nhập từ bên ngoài vào kết cấu công trình.
- Ưu điểm: Hiệu quả cao, độ bền lâu, tiết kiệm chi phí và an toàn với con người.
- Nhược điểm: Chỉ ngăn được nước thấm từ trên xuống, không hiệu quả cho việc ngăn nước thấm từ bên ngoài.
9.Chống thấm nghịch
Chống thấm ngược là đây là thao tác thực hiện thi công để ngăn nước ngược chiều với hướng xâm nhập của nước. Vật liệu chống thấm phủ lên bề mặt tạo thành lớp màng không thấm nước, ngăn chặn nước mưa, độ ẩm và các tác nhân từ môi trường thấm vào bê tông, bảo vệ kết cấu khỏi sự ăn mòn của hóa chất, muối, và nhiệt độ, giúp kéo dài tuổi thọ công trình.
- Ưu điểm: Ngăn chặn nước từ mọi hướng, hiệu quả lâu dài
- Nhược điểm: Thi công phức tạp, đòi hỏi kỹ thuật cao và chi phí lớn.
Nếu bạn muốn bảo vệ ngôi nhà của bạn. Hãy liên hệ với Đào Phát Đạt