Có thực sự cần hồ sơ thiết kế khi xây nhà hay không? Đây là câu hỏi của rất nhiều Khách hàng đã thắc mắc và đặt câu hỏi với chúng tôi.
Cụ thế với phân khúc như Biệt thự, Nhà phố, Căn hộ cho thuê, Văn phòng công ty, Khách sạn…..có thực sự cần thiết để chuẩn bị một bộ hồ sơ thiết kế bài bản trước khi thi công hay không?
Khi bắt đầu tham gia vào bất kỳ một chiến dịch nào hay công việc gì? Thì chúng ta nên chuẩn bị một bảng kế hoạch chi tiết và rõ ràng, sự chuẩn bị là yếu tố then chốt để có kết quả cao nhất theo mong đợi của chúng ta. Việc xây nên một ngôi nhà cũng vậy, hồ sơ thiết kế như một thứ tất yếu phải có để mọi việc được rõ ràng từ đầu và được kiểm soát theo một quy trình chuẩn
Tránh những sự việc bất cập, chồng chéo trong lúc thi công và đặc biệt làm tốn thời gian và chiếm phần lớn chi phí phát sinh cho Gia chủ. Cụ thể hơn tầm quan trọng của hồ sơ thiết kế sẽ thể hiện rõ qua các yếu tố sau:
1. Đảm bảo tính pháp lý cho công trình.
2. Hồ sơ thiết kế là bao gồm những gì?
Một bộ hồ sơ tiêu chuẩn cần có các bản vẽ cơ bản liên quan đến kiến trúc, kết cấu, hệ thống kỹ thuật (điện – nước), những mô tả về ngoại thất công trình, thiết kế nội thất và dự toán. Cụ thể như sau:
2.1. Hồ sơ thiết kế kiến trúc
Trong bộ hồ sơ thiết kế nhà ở, phần kiến trúc cơ sở thể hiện đầy đủ mặt bằng, mặt đứng và mặt cắt. Đây sẽ là cơ sở để người xem đánh giá tổng thể về công trình. Phần thiết kế kiến trúc thường thể hiện các nội dung bao gồm:
– Mặt bằng định vị vị trí xây dựng: Sơ đồ vị trí, địa điểm khu đất xây dựng, số liệu quy mô, tính chất dự án, hiện trạng, ranh giới khu đất, thông tin quy hoạch, hướng, tuyến công trình hạ tầng kỹ thuật hiện hữu và theo quy hoạch được phê duyệt (nếu có), công trình hiện hữu và kiến trúc cảnh quan xung quanh, phân tích mối liên kết giao thông;
– Bản vẽ mặt bằng tổng thể: Góp phần biểu thị vị trí tổng quan quy hoạch của lô đất. Trên bản vẽ mặt bằng khái quát với đánh dấu hướng Nam, Bắc để giúp chủ nhà có thể định hướng được cửa nhà sở hữu cổng, hướng cổng với liên lạc đi lại ở trong sân;
– Bản vẽ mặt bằng các tầng: Thể hiện vị trí, kích thước của các bức tường, các vách ngăn của cầu thang, cách sắp xếp vị trí các phòng, đồ đạc, trang bị, diện tích của các phòng. Dựa vào bản vẽ ngoài mặt bằng các tầng người thợ thi công sẽ biết mình cần phải thi công những gì và làm theo tiện dụng hơn;
– Bản vẽ mặt đứng: Mô tả chi tiết cách thức trang hoàng kiến trúc ngoại thất của nhà, vị trí và kích thước chi tiết;
– Bản vẽ mặt cắt: Diễn đạt được vị trí, hình dáng kiến trúc bên trong của những phòng trong ngôi nhà.
– Bản vẽ chi tiết các bộ phận dầm, sàn, mái: Được chú thích tất cả các lớp cấu tạo, các mẫu nguyên liệu để thuận tiện trong quá trình thi công.
– Bản vẽ chi tiết các khu vực tam cấp, tiền sảnh, tường rào, cầu thang,…
– Ảnh phối cảnh 3D: Cho phép gia chủ hình dung căn nhà trong tương lai sẽ ra sao, kiến trúc, vật liệu ngoại thất và cảnh quan quanh đó như thế nào.
2.2 Hồ sơ thiết kế kết cấu
Nếu bản vẽ kiến trúc quyết định tính thẩm mỹ thì bản vẽ kết cấu lại mang đến những tính toán chuẩn xác nhằm đảm bảo chắc chắn, an toàn cho cả ngôi nhà. Bảng vẽ kết cấu gồm:
– Kết cấu móng: Phần móng nhà nằm dưới cùng, đóng vai trò vô cùng quan trọng khi chịu tải trọng toàn bộ công trình. Các khảo sát cũng chỉ ra rằng, đến 70% công trình gặp sự cố có nguyên nhân từ nền móng. Do đó, việc có một phần móng chắc chắn phù hợp với loại đất tại công trình là điều kiện quan trọng tiên quyết mà gia chủ cần hết sức lưu tâm.
– Kết cấu phần thân và kết cấu mái: Phần thân đóng vai trò như đoạn xương nối giúp nâng đỡ, gắn kết như các thành tố còn lại của ngôi nhà. Nhờ vào cột, dầm, tường, sàn, gác, cầu thang, …
Danh mục thiết kế kỹ thuật phần kết cấu thường thể hiện các nội dung sau:
– Mặt bằng định vị các cấu kiện (móng, đà kiềng, dầm, sàn, cầu thang, cột…)
– Chi tiết các cấu kiện
– Chi tiết gia cường, bố trụ tường, dầm…
2.3. Hồ sơ thiết kế hệ thống kỹ thuật
Hệ thống kỹ thuật cơ bản gồm hệ thống cấp – thoát điện, nước. Tùy vào nhu cầu sử dụng của gia chủ có thể phát sinh thêm hệ thống an ninh, internet, điện lạnh… Các thiết kế này sẽ được tính toán kỹ lưỡng để đảm bảo cho toàn hệ thống hoạt động an toàn, hợp lý, tiết kiệm. Hệ thống chi tiết kỹ thuật được thể hiện trong hồ sơ thiết kế thông qua các bản vẽ:
– Các chi tiết lắp đặt (công tắc chiếu sáng, trunking, ổ cắm điện, tủ điện âm tường…)
– Sơ đồ nguyên lý hệ thống điện, nguyên lý cấp nước
– Mặt bằng cấp nguồn điện, cấp nước – thoát nước, điện lạnh, lắp đặt camera tại các tầng
– Mặt bằng định vị đèn các tầng
– Mặt bằng hoàn thiện công tắc các tầng
– Mặt bằng, mặt cắt hầm tự hoại.
2.4. Hồ sơ thiết kế ngoại thất
Không chỉ khoác lên như một chiếc áo, ngoại thất này còn ảnh hưởng trực tiếp đến công năng sử dụng của công trình. Do đó, chúng cần được tính toán thật chuẩn xác.
Bản vẽ gồm:
– Hiện trạng cảnh quan, mặt bằng, mặt đứng, bố trí ngoại thất, sân vườn;
– Các chi tiết kiến trúc, loại cây xanh, bồn cây, tiểu cảnh, đồ ngoại thất, lối đi, hồ nước, chỉ định vật liệu liên quan đến thiết kế;
– Chỉ định hoàn thiện trang trí ngoại thất, sân vườn, thống kê, chỉ định thông số kỹ thuật các thiết bị lắp đặt;
– Các bản vẽ phối cảnh tổng thể sân vườn, chi tiết, điểm nhấn, tiểu cảnh.
2.5. Hồ sơ thiết kế nội thất
Thiết kế nội thất không chỉ là phân bố các phòng, bố trí các phương tiện sinh hoạt với vị trí, kiểu dáng, kích thước hợp lý mà trên hết nội thất là sự phối hợp hài hòa màu sắc, ánh sáng, thẩm mỹ kiến trúc, các vật trang trí để tạo nên một không gian sống thuận tiện, thoải mái và cả thể hiện niềm yêu thích của chủ nhân không gian đó, đồng thời phù hợp phong thủy. Bảng mô phỏng 3D nội thất sẽ giúp gia chủ hình dung ngôi nhà dễ hơn ngôi nhà trong thực tế.
2.6. Hồ sơ dự toán giá thành công trình
Các phần liên quan đến hồ sơ thiết kế đều ảnh hưởng trực tiếp đến dự toán giá thành của toàn bộ công trình.Tuy nhiên, giá thành của công trình sẽ còn tùy thuộc vào quy mô, nguyên vật liệu, thiết bị… Các khoản chi dự trù thường bao gồm các khoản:
– Chi phí trực tiếp: vật liệu, nhân công, máy thi công…
– Chi phí gián tiếp: chi phí quản lý, lán trại, trắc đạc…
– Thuế giá trị gia tăng.
3. Các lợi ích khi sở hữu một bộ thiết kế bài bản từ đầu:
3.1. Đối với chủ đầu tư
– Hạn chế việc sửa chữa và tái xây dựng: Hồ sơ thiết kế sẽ giúp gia chủ định hình tổng quan những mong muốn về ngôi nhà trước khi tiến hành xây dựng;
– Kiểm soát tiến độ thi công: Các thông tin kỹ thuật cụ thể giúp chủ đầu tư chủ động hơn trong công tác kiểm tra, đốc thúc thi công. Bộ hồ sơ thiết kế như một đường dây liên kết chặt chẽ từ đầu đến cuối, là cơ sở để gia chủ bám sát thiết kế, kiểm soát chất lượng công trình;
– Quản lý số lượng, chất lượng vật tư: Hiểu đúng về việc sử dụng vật tư trong công trình sẽ giúp hạn chế được tình trạng dư thừa, thiếu hụt, thất thoát trong thi công. Qua đó tránh được những phát sinh, lãng phí không cần thiết;
– Thuận tiện cho công tác sửa chữa về sau: Qua thời gian dài sử dụng, sự cố về hệ thống điện, nước ít nhiều sẽ xảy ra. Một sơ đồ hệ thống kỹ thuật rõ ràng sẽ giúp gia chủ dễ dàng tìm ra vấn đề và giải quyết chúng triệt để, hiệu quả hơn.
3.2. Đối với nhóm thi công
Dựa vào hồ sơ thiết kế, cụ thể là bản vẽ thiết kế, đội thi công sẽ biết được mình cần phải làm những gì, thi công vun đắp ra sao, các dòng nguyên liệu được đưa vào xây dựng là mẫu nguyên liệu như thế nào.
Dựa vào hồ sơ thiết kế, đội thi công xây dựng sẽ biết được cần phải xây nhà như thế nào
cho đúng mong muốn của chủ đầu tư
Như vậy, thông qua hồ sơ thiết kế, gia chủ không những dễ dàng mường tượng hơn về ngôi nhà tương lai của mình mà còn dự toán kinh phí và khối lượng nguyên vật liệu, qua đó giúp công việc giám sát và đẩy mạnh tiến độ công trình tiến hành nhanh chóng, thuận tiện hơn.
Tôi nghĩ bài viết này nó sẽ hữu ích cho bạn: Xu hướng thiết kế nhà phố năm 2024