Tại sao kiến trúc cổ điển, với tuổi đời hàng nghìn năm, vẫn luôn được yêu thích và trở thành nguồn cảm hứng bất tận cho các nhà thiết kế hiện đại?”Bắt nguồn từ đâu, du nhập vào Việt Nam vào thời điểm nào. Nó có điểm gì nổi bật so với những phong cách kiến trúc khác. Hôm nay cùng Đào Phát Đạt giải đáp các thắc mắc này nhé.
Nội dung
1. Lịch sử hình thành và phát triển
Kiến trúc cổ điển là một hành trình kéo dài hàng thế kỷ, bắt đầu từ nền văn minh Hy Lạp cổ đại và tiếp tục phát triển qua nhiều thời kỳ lịch sử khác nhau.
Thời kỳ Hy Lạp cổ đại (800 – 146 trước CN)
Đây là thời kỳ đỉnh cao của kiến trúc Hy Lạp. Với với những nguyên tắc thiết kế chặt chẽ về sự đối xứng và hài hòa, đã xây dựng nên những công trình kiến trúc vĩ đại và tinh tế, nổi bật là Đền Parthenon, Đền thờ Olympian Zeus và Tháp Mác.
Thời kỳ La Mã cổ đại (146 trước CN – 476 )
Sự phát triển mạnh mẽ của kiến trúc La Mã với sự tiếp thu và cải tiến từ kiến trúc Hy Lạp Tạo nên những công trình như Đấu trường La Mã (Colosseum) được xây dựng vào năm 70-80 SCN,Đền Pantheon ở Rome được xây dựng vào khoảng năm 118-125 SCN..
Thời kỳ Phục Hưng (1400 – 1600)
Thời kỳ Phục hưng đánh dấu sự hồi sinh huy hoàng của kiến trúc cổ điển, mở ra một chương mới trong lịch sử nghệ thuật.
Các kiến trúc sư tài ba thời kỳ này đã khéo léo kết hợp những nguyên tắc cổ điển về đối xứng, tỷ lệ và hài hòa với những sáng tạo mới mẻ, tạo nên những công trình kiến trúc vừa mang đậm dấu ấn thời gian, vừa thể hiện tinh thần nhân văn của thời đại.
Những kiệt tác như Nhà thờ Thánh Peter ở Vatican không chỉ là những biểu tượng tôn giáo mà còn là những minh chứng hùng hồn cho sự phát triển vượt bậc của kiến trúc Phục hưng
Thời kỳ Baroque và Rococo (1600 – 1750)
Là giai đoạn đọa phát triển cuối cùng của Phong cách cổ điển. Ở thời kỳ này, phong cách cổ điển đạt đến mức hoàn mỹ nhất. Với những công trình tuyệt đẹp mang tính nghệ thuật cao.
Kiến trúc Baroque có những đường cong và hình khối phức tạp, trong khi kiến trúc Rococo có những đường nét nhẹ nhàng và duyên dáng.
2.Các đặc điểm nổi bật phong cách Cổ Điển
Phong cách cổ điển, đặc biệt là trong kiến trúc, được đặc trưng bởi những yếu tố thiết kế và trang trí đặc sắc. Dưới đây là các đặc điểm chính của phong cách cổ điển:
1. Cột và Cột Trụ
- Doric: Đơn giản và mạnh mẽ, không có đế cột, phần đầu cột (capital) hình tròn.
- Ionic: Thanh mảnh hơn với đầu cột có hai cuộn xoắn (volutes) đặc trưng.
- Corinthian: Phức tạp và tinh xảo với đầu cột trang trí bằng lá cây acanthus.
2. Tỷ Lệ và Đối Xứng
Tỷ Lệ Hài Hòa
Trong kiến trúc cổ điển, việc sử dụng các tỷ lệ và hình học chính xác là một yếu tố quan trọng để tạo ra sự cân đối và hài hòa trong thiết kế. Các kiến trúc sư cổ điển đã nghiên cứu và áp dụng các nguyên tắc tỷ lệ vàng (golden ratio) và các hệ thống tỷ lệ phức tạp khác để đảm bảo rằng mọi phần của công trình đều đạt được sự hài hòa tuyệt đối.
Những tỷ lệ này không chỉ áp dụng cho kích thước của các phần tử kiến trúc riêng lẻ mà còn cho mối quan hệ giữa các phần tử với nhau, tạo ra một tổng thể hoàn chỉnh và cân đối.
Đối Xứng
Đối xứng là một trong những đặc điểm nổi bật của kiến trúc cổ điển. Các công trình thường được thiết kế theo trục đối xứng, cả trong mặt bằng (plan) và mặt đứng (elevation), tạo ra sự cân bằng và sự hoàn hảo về hình thức.
Đối xứng không chỉ mang lại cảm giác ổn định và vững chắc cho công trình mà còn tạo ra một vẻ đẹp thanh lịch và trang nhã. Việc sắp xếp các cột, cửa, cửa sổ và các chi tiết trang trí theo trục đối xứng giúp nhấn mạnh sự cân đối và hài hòa, làm nổi bật vẻ đẹp của từng phần tử kiến trúc.
Nhờ việc áp dụng tỷ lệ hài hòa và đối xứng, các công trình kiến trúc cổ điển không chỉ thể hiện sự tinh tế và chính xác trong thiết kế mà còn mang lại một vẻ đẹp vượt thời gian, được ngưỡng mộ và học hỏi qua nhiều thế kỷ.
3. Trang Trí và Phù Điêu
Trong kiến trúc cổ điển, chi tiết trang trí đóng vai trò quan trọng trong việc tạo nên vẻ đẹp và sự tinh tế của các công trình. Các công trình thường được trang trí bằng các phù điêu, tượng điêu khắc, và họa tiết hoa văn phong phú.
Các phù điêu và tượng điêu khắc thường mô tả các nhân vật thần thoại, cảnh sinh hoạt, và các biểu tượng tôn giáo, mang đến sự sống động và ý nghĩa sâu sắc cho kiến trúc. Họa tiết hoa văn, từ các hình ảnh thiên nhiên như lá cây, hoa, đến các biểu tượng văn hóa, được chạm trổ và khắc tinh xảo trên các bề mặt đá, cột trụ và mái tam giác.
5. Vật Liệu Xây Dựng
Từ thời xa xưa, các kiến trúc sư đã chọn đá cẩm thạch, granite và gạch nung làm những “ngôi sao” trong các công trình của mình. Đá cẩm thạch với vẻ đẹp kiêu sa, đá granite với sự bền vững trường tồn và gạch nung với tính ứng dụng cao đã cùng nhau tạo nên những kiệt tác kiến trúc cổ điển.
6. Kết Cấu và Tạo Hình
Nối tới phong cách cổ điển chúng ta không thể không nhắc tới phần mái đặt trưng với cong xuống tạo nên nét cuống hút không thể nhầm lẫn vào đâu được
3. Những công trình kiến trúc cổ điển tiêu biểu
1.Điện Pantheon
Điện Pantheon được xây dựng tại Ý bởi Hoàng đế Hadrian từ năm 118 -125. Nổi bật với lối kiến trúc mái vòm đặc trưng cùng với họa tiết vô cùng tinh xảo đã tạo ra một kiệt tác của nhân loại
2. Đấu trường La Mã
Đã nhắc đến phong cách cổ điển chúng ta không thể không nhắc đến Đấu trường La Mã một biểu tượng của thành Rome. Được xây dựng vào năm 70–80 SCN với chiều dài 189m, rộng 156m, có sức chứa lớn lên đến 55.000 người. Nơi đây được ví như một sân vận động thời cổ đại khi thường xuyên diễn ra các trận đấu võ sĩ đẫm máu.
3.Đền Maison Carree
Đền Maison Carrée là một ngôi đền La Mã cổ đại nằm ở thành phố Nîmes, miền nam nước Pháp. Đây là một trong những công trình kiến trúc La Mã được bảo tồn tốt nhất trên thế giới
4. Kiến trúc cổ điển của Việt Nam
Kiến trúc cổ điển xuất hiện rất lâu ở Viêt Nam từ rất lâu và đã ảnh hưởng sâu sắc đến kiến trúc tại Việt Nam. Những công trình tiêu biểu của kiến trúc cổ điển như Đền Ngọc Sơn, Chùa Một Cột thiết kế theo phong cách cổ điển thời Hy Lạp. Hoàng thành Thăng Long được xây dựng theo lối kiến trúc la Mã
1. Đặc trưng của lối kiến trúc cổ điển Việt Nam
- Vật liệu xây dựng: Từ xưa, gỗ đã là “linh hồn” của kiến trúc nhà ở Việt Nam. Với những ưu điểm như nhẹ, bền, dễ gia công và mang lại vẻ đẹp tự nhiên, gỗ đã trở thành vật liệu chủ yếu để xây dựng khung nhà.
- Hệ thống cột, kèo: Cột nhà như những người lính canh vững chắc, đỡ lấy toàn bộ trọng lượng của ngôi nhà. Kèo, với những đường nét uốn lượn mềm mại, tạo nên một khung xương chắc chắn và linh hoạt. Hệ thống này không chỉ đảm bảo sự ổn định cho ngôi nhà mà còn tạo ra những khoảng không gian thoáng đãng, mát mẻ.
- Mái nhà dốc: Mái nhà dốc không chỉ giúp thoát nước nhanh chóng mà còn tạo nên một vẻ đẹp uy nghi, bề thế. Những viên ngói âm dương, ngói vảy cá, hay ngói mũi hài được xếp chồng lên nhau một cách tỉ mỉ, tạo nên một lớp áo bảo vệ vững chắc cho ngôi nhà.
- Hoa văn tinh xảo:Trên những bức tường gỗ, những đường nét hoa văn được chạm khắc tinh xảo, kể những câu chuyện về cuộc sống, về thiên nhiên. Hình ảnh hoa lá, chim muông, rồng phượng… không chỉ mang đến vẻ đẹp thẩm mỹ mà còn thể hiện ước vọng về một cuộc sống ấm no, hạnh phúc.
- Kết hợp hài hòa: Mỗi ngôi nhà gỗ cổ truyền đều là một tác phẩm nghệ thuật, là sự kết hợp hài hòa giữa kỹ thuật xây dựng và tinh thần nghệ thuật của người Việt. Từ những đường nét đơn giản đến những chi tiết hoa văn cầu kỳ, tất cả đều thể hiện sự khéo léo và tâm huyết của người thợ.
2. Các loại kiến trúc cổ điển Việt Nam
- Kiến trúc cung đình: Quy mô đồ sộ, bố cục đối xứng, sử dụng nhiều vật liệu quý hiếm như gỗ lim, gỗ sến, đá quý, ngói men…; trang trí cầu kỳ với các họa tiết rồng, phượng, hoa lá, mây, sóng…; thể hiện sự quyền uy và giàu có của hoàng tộc tại Việt Nam
-
Kiến trúc tôn giáo: Các công trình tôn giáo như đình, miếu, chùa,…mang đậm nét văn hóa á đông của người Việt Nam ta
- Kiến trúc dân gian: là loại hình kiến trúc của người dân lao động. Các công trình kiến trúc dân gian thường có quy mô vừa và nhỏ, đơn giản nhưng vẫn mang đậm bản sắc văn hóa người Việt ta.
Nếu bạn gặp bất cứ khó khăn gì khi xây dựng hãy liên hệ đến Đào Phát Đạt